Kế hoạch bài dạy chuyên đề địa lí 10 cánh diều | Giáo án chuyên đề địa lí 10 cánh diều - Chuyên đề Đô thị hóa

 Từ khóa: Giáo án chuyên đề môn Địa lí 10 cánh diều, Giáo án chuyên đề Đô thị hóa Địa lí 10 cánh diều, KHBD chuyên đề Địa lí 10 cánh diều.



CHUYÊN ĐỀ 2 (15 tiết). ĐÔ THỊ HÓA

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Trình bày được khái niệm về đô thị hóa theo nghĩa hẹp và nghĩa rộng. Nêu được ý nghĩa của tỉ lệ dân thành thị.

- Phân tích được đặc điểm đô thị hóa ở các nước phát triển. Phân biệt được quy mô của các đô thị. Nhận xét và giải thích được xu hướng đô thị hóa ở các nước phát triển.

- Phân tích được đặc điểm đô thị hóa ở các nước phát triển.

- Phân tích được đặc điểm đô thị hóa ở các nước đang phát triển. Nhận xét và giải thích được xu hướng đô thị hóa ở các nước đang phát triển. Phân tích được tác động tích cực và tiêu cực của quá trình đô thị hóa đến dân số, kinh tế, xã hội và môi trường ở các nước đang phát triển. Liên hệ được với thực tế Việt Nam.

- So sánh được đặc điểm đô thị hóa giữa hai nhóm nước: phát triển, đang phát triển.

- Xác định được trên bản đồ thế giới một số siêu đô thị.

- Vẽ được biểu đồ cơ cấu dân số phân theo thành thị và nông thôn của thế giới hoặc một số nước.

2. Năng lực:

* Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ và tự học:

+ Giúp đỡ được các bạn khác vươn lên, tự lực trong học tập thông qua các hoạt động cá nhân/nhóm.

+ Tự khẳng định và bảo vệ quyền, nhu cầu chính đáng: biết khẳng định và bảo vệ quan điểm, nhu cầu tự học, tự tìm hiểu của bản thân.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Xác định mục đích, nội dung, phương tiện và thái độ giao tiếp: biết lựa chọn nội dung giao tiếp phù hợp với hình thức hoạt động cá nhân/cặp/nhóm.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết xác định và làm rõ thông tin từ nguồn thông tin SGK, Atlat, bản đồ…

* Năng lực đặc thù:

- Nhận thức khoa học địa lí:

+ Sử dụng được bản đồ để xác định được tỉ lệ dân thành thị, quy mô dân số đô thị.

- Tìm hiểu địa lí:

+ Biết tìm kiếm, chọn lọc và khai thác thông tin văn bản, tranh ảnh, bản đồ, Atlat…

+ Biết đọc và sử dụng bản đồ, Atlat Địa lí Việt Nam.

- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Tìm kiếm được các thông tin và nguồn số liệu tin cậy về đô thị hóa.

3. Phẩm chất:

- Yêu nước: Yêu đất nước, tự hào về truyền thống xây dựng và bảo vệ đất nước.

- Nhân ái: Có mối quan hệ hài hòa với người khác.

- Chăm chỉ: Có ý thức đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của cá nhân; Những thuận lợi và khó khăn để xây dựng và thực hiện kế hoạch học tập. Có ý chí vượt qua khó khăn để hoàn thành các nhiệm vụ học tập.

- Trung thực trong học tập.

- Trách nhiệm: Tích cực, tự giác, nghiêm túc học tập, rèn luyện, tu dưỡng đạo đức bản thân. Sẵn sàng chịu trách nhiệm về lời nói và hành động của bản thân khi tham gia các hoạt động học tập.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Thiết bị: Máy tính, máy chiếu.

2. Học liệu: SGK, Atlat, bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh, video.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định:

2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong quá trình học.

3. Hoạt động học tập:

HOẠT ĐỘNG 1: HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU (KHỞI ĐỘNG)

a) Mục tiêu: HS nhớ lại những kiến thức về

b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK, hoạt động cá nhân: Xem ảnh và nhận diện các đô thị.

          * Câu hỏi: Đoán tên thành phố ứng với bức ảnh nhìn thấy?

c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS về tên các thành phố.

d) Tổ chức thực hiện:

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu một số hình ảnh về đô thị ở nước phát triển và nước đang phát triển và tổ chức cho HS chơi trò đoán tên thành phố như Tô-ky-ô (Nhật Bản), Xin-ga-po (Singapore), Niu Oóc (Hoa Kỳ), TP. Hồ Chí Minh (Việt Nam),…

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 05 phút.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.

Đô thị hóa là xu thế tất yếu của quá trình phát triển. Vậy đô thị hóa được hiểu như thế nào? Tỉ lệ dân thành thị có ý nghĩa gì? Đô thị hóa ở các nước phát triển và đang phát triển có đặc điểm gì? Đô thị hóa ở hai nhóm nước này sẽ diễn ra theo xu hướng nào?

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 2.1. Tìm hiểu đô thị hóa

a) Mục tiêu: HS phân tích được khái niệm đô thị hóa và ý nghĩa của tỉ lệ dân thành thị.

b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK, hoạt động nhóm để tìm hiểu về đô thị hóa.

* Nhóm 1, 3: Đọc thông tin và dựa vào bảng 2.1, hãy:

+ Trình bày khái niệm đô thị hóa theo nghĩa hẹp và nghĩa rộng. VD minh họa?

+ Nhận xét những biểu hiện của đô thị hóa trên thế giới?

* Nhóm 2, 4: Đọc thông tin và vựa vào hình 2.1, bảng 2.2, bảng 2.3, bảng 2.4, hãy:

+ Cho biết tỉ lệ dân thành thị có ý nghĩa gì?

+ Nhận xét tỉ lệ dân thành thị của hai nhóm nước và của một số nước trên thế giới.

+ Nhận xét mối quan hệ giữa tỉ lệ dân thành thị với một số tiêu chí chất lượng cuộc sống.

Bảng 2.1. Số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị của thế giới giai đoạn 1970-2020

Năm

Tiêu chí

1970

1990

2010

2020

Số dân thành thị (triệu người)

1354

2290

3595

4379

Tỉ lệ dân thành thị (%)

36,6

43,0

51,7

56,2

Bảng 2.2. Tỉ lệ dân thành thị của các nhóm nước giai đoạn 1970-2020

Năm

Tiêu chí

1970

1990

2010

2020

Nhóm nước phát triển

66,8

72,4

77,2

79,1

Nhóm nước đang phát triển

25,3

34,9

46,1

51,7

Bảng 2.3. Tỉ lệ dân thành thị và một số tiêu chí chất lượng cuộc sống của một số nước năm 2019

Nước

Tỉ lệ dân thành thị (%)

Số năm đi học trung bình (năm)

GDP/người (USD)

Na Uy

82,6

12,9

75419

Nhật Bản

91,6

12,9

40246

Bô-li-vi-a

69,5

9,0

3552

Sát

23,3

2,5

709

Ni-giê

16,5

2,1

553

Thế giới

55,7

8,5

11433

Bảng 2.2. Tỉ lệ dân thành thị, GDP/người, tỉ lệ GDP nhóm ngành phi nông nghiệp

của thế giới giai đoạn 1970-2020

Năm

Tiêu chí

1970

1990

2010

2020

Tỉ lệ dân thành thị (%)

36,6

43,0

51,7

56,2

GDP/người (USD)

803

4285

9553

11433

Tỉ lệ GDP nhóm ngành phi nông nghiệp (%)

87,3

91,1

91,1

91,5

c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức:

I. ĐÔ THỊ HÓA

1. Khái niệm đô thị hóa

- Theo nghĩa hẹp: đô thị hóa là quá trình phát triển đô thị, với biểu hiện đặc trưng là tăng quy mô dân số và diện tích đô thị.

- Theo nghĩa rộng: đô thị hóa là quá trình không chỉ tăng quy mô dân số đô thị và mở rộng không gian đô thị; mà còn bao gồm những thay đổi trong phân bố dân cư, cơ cấu dân số, cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động và trong lối sống, văn hóa, tổ chức không gian môi trường sống.

2. Ý nghĩa của tỉ lệ dân thành thị

- Tỉ lệ dân thành thị được dùng để so sánh mức độ đô thị hóa giữa các quốc gia, các châu lục, các nhóm nước,…

- Tỉ lệ dân thành thị càng lớn, mức độ đô thị hóa càng cao.

- Các nước và khu vực có tỉ lệ dân thành thị cao thì khối lượng dịch vụ được tạo ra nhiều, hoạt động kinh tế phát triển và chất lượng cuộc sống được cải thiện.

- Tỉ lệ dân thành thị càng cao thì tỉ lệ GDP nhóm ngành phi nông nghiệp, công nghiệp, và dịch vụ, tỉ lệ lao động phi nông nghiệp càng tăng nhanh.

d) Tổ chức thực hiện:

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV chia lớp thành các nhóm, yêu cầu HS tìm hiểu SGK kết hợp với kiến thức của bản thân và hoạt động theo nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

+ Các nhóm tự phân công nhiệm vụ cho các thành viên.

+ HS làm việc theo nhóm trong khoảng thời gian: 7 phút.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

+ GV yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả.

+ Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau.

- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.

Hoạt động 2.2. Tìm hiểu đô thị hóa ở các nước phát triển

(Phần: đặc điểm đô thị hóa ở các nước phát triển)

a) Mục tiêu: HS phân tích được đặc điểm đô thị hóa ở các nước phát triển. Phân biệt được quy mô của các đô thị.

b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK, hoạt động nhóm để tìm hiểu về đặc điểm đô thị hóa ở các nước phát triển.

Nhóm

Hình/bảng

Nội dung tìm hiểu

1

 

Đô thị hóa diễn ra từ rất sớm và gắn liên với công nghiệp hóa

2

Bảng 2.5

Số dân thành thị tăng nhưng tốc độ gia tăng số dân thành thị giảm

3

Hình 2.2

Tỉ lệ dân thành thị cao và có sự khác biệt giữa các khu vực, các nước

4

Bảng 2.6

Quy mô các đô thị cực lớn được đẩy mạnh phát triển

5

 

Đô thị có tầm ảnh hưởng lớn, lối sống đô thị diễn ra phổ biến

Bảng 2.5. Số dân thành thị và tốc độ gia tăng số dân thành thị của các nước phát triển giai đoạn 1970-2020

Năm

Tiêu chí

1970

1990

2010

2020

Số dân thành thị (triệu người)

674

830

954

1004

Tốc độ gia tăng số dân thành thị (%)

1,9

0,9

0,8

0,5

Bảng 2.6. Quy mô dân số của 6 siêu đô thị ở các nước phát triển giai đoạn 1970-2020

(Đơn vị: triệu người)

STT

Siêu đô thị

1970

1990

2010

2020

1

Tô-ky-ô (Nhật Bản)

23

33

37

37

2

Ô-sa-ca (Nhật Bản)

15

18

19

19

3

Niu Y-oóc – Niu-ớc (Hoa Kỳ)

16

16

18

19

4

Mát-x cơ-va (Liên bang Nga)

7

9

11

13

5

Lốt An-giơ-lét-Long Beach-San-ta A-na (Hoa Kỳ)

8

11

12

12

6

Pa-ri (Pháp)

8

9

10

11

c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức:

II. ĐÔ THỊ HÓA Ở CÁC NƯỚC PHÁT TRIỂN

1. Đặc điểm đô thị hóa ở các nước phát triển

a. Đô thị hóa diễn ra từ rất sớm và gắn liên với công nghiệp hóa

- Quá trình công nghiệp hóa của các nước phát triển bắt đầu xuất hiện cùng với sự ra đời của cuộc cách mạng công nghiệp ở Anh vào cuối thế kỉ XVIII.

- Do đặc điểm của sản xuất công nghiệp đòi hỏi tập trung nhiều nhà máy, tư liệu sản xuất, nhân công và các ngành dịch vụ, dẫn đến sự tập trung nhanh chóng dân cư và hình thành nên hàng loạt các đô thị công nghiệp. Do gắn liên với công nghiệp hóa, các đô thị thường được quy hoạch, xây dựng đồng bộ hệ thống cơ sở hạ tầng.

- Man-che-xtơ là đô thị đầu tiên trên thg có mức độ đô thị nhanh trên cơ sở công nghiệp hóa. Vào đầu thế kỉ XVIII, Man-che-xtơ là một thị trấn trung bình (dân số: 10000 người). Đến thế kỉ XIX, do sự bùng nổ cách mạng công nghiệp nên dân số của Man-che-xtơ tăng từ 75000 người (năm 1801) lên 186000 người (năm 1851).

b. Số dân thành thị tăng nhưng tốc độ gia tăng số dân thành thị giảm

- Ở các nước phát triển, số dân thành thị tăng chủ yếu do gia tăng cơ học và gia tăng tự nhiên.

- Qua nhiều thế kỉ phát triển, đô thị phần lớn đã ổn định, đô thị hóa đã đạt trình độ cao nên tốc độ gia tăng số dân thành thị ở các nước phát triển ngày càng giảm. Thậm chí ở một số nước phát triển xuất hiện xu hướng chuyển cư từ trung tâm thành phố ra vùng ngoại ô, từ các thành phố lớn về các thành phố nhỏ, thành phố vệ tinh do không có sự khác biệt lớn về chất lượng cuộc sống và cơ sở hạ tầng, giá đất rẻ, nhà ở rộng rãi hơn, chất lượng môi trường tốt, cảnh quan đẹp,…

c. Tỉ lệ dân thành thị cao và có sự khác biệt giữa các khu vực, các nước

- Các nước phát triển có trình độ phát triển kinh tế-xã hội cao nên có tỉ lệ dân thành thị cao và không giống nhau giữa các khu vực, các nước. Năm 2020, tỉ lệ dân thành thị ở các nước phát triển đạt trung bình là 79,1% (tăng 12,3% so với năm 1970).

- Sự chênh lệch tỉ lệ dân thành thị giữa các nước cao hơn sự chênh lệch giữa các khu vực. Năm 2020:

Nước

Tỉ lệ dân thành thị (%)

Bỉ

98,1

Hà Lan

92,2

Nhật Bản

91,8

Ru-ma-ni

54,2

Áo

58,7

Ba lan

60,0

d. Quy mô các đô thị cực lớn được đẩy mạnh phát triển

- Đặc trưng của quá trình đô thị hóa ở các nước phát triển là tăng cường hình thành các đô thị cực lớn.

- Công nghiệp và dịch vụ phát triển, quy mô sản xuất mở rộng thu hút lao động đến làm việc tại các đô thị nhỏ, làm cho các đô thị này dần phát triển thành đô thị lớn và cực lớn.

- Năm 1950: 2 siêu đô thị ở các nước phát triển (Niu Y-o óc và Tô-ky-ô).

- Năm 1970: 3 siêu đô thị ở các nước phát triển.

- Theo thời gian, quy mô dân số của các siêu đô thị đã tăng nhanh.

Em có biết: Căn cứ vào quy mô dân số đô thị được phân thành 4 loại:

- Đô thị nhỏ: 0,3 ® <1 triệu người.

- Đô thị trung bình: 1 ® < 5 triệu người.

- Độ thị lớn: 5 ® < 10 triệu người.

- Đô thị cực lớn (siêu đô thị): > 10 triệu người.

e. Đô thị có tầm ảnh hưởng lớn, lối sống đô thị diễn ra phổ biến

- Các đô thị ngày càng có vai trò và tầm ảnh hưởng không những trong phạm vi quốc gia mà còn trong phạm vi khu vực và thế giới.

- Các thành phố Luân Đôn, Niu Y-oóc-Niu-ớc, Tô-ky-ô, Pa-ri, Bec-lin,… đã trở thành thành phố toàn cầu, trung tâm chỉ huy nền kinh tế thế giới. Bên cạnh đó, lối sống đô thị được phổ biến rộng rãi.

d) Tổ chức thực hiện:

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV chia lớp thành các nhóm, yêu cầu HS tìm hiểu SGK kết hợp với kiến thức của bản thân và hoạt động theo nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

+ Các nhóm tự phân công nhiệm vụ cho các thành viên.

+ HS làm việc theo nhóm trong khoảng thời gian: 7 phút.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

+ GV yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả.

+ Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau.

...

Link Google Drive tải file đầy đủ, miễn phí

Tải về miễn phí | WORD

Tài liệu được chia sẻ miễn phí tại: https://www.khotailieuonthi247.com/

Previous Post Next Post

Giáo trình đại học-Cao đẳng