Kế hoạch bài dạy chuyên đề địa lí 10 cánh diều | Giáo án chuyên đề địa lí 10 cánh diều - Chuyên đề Biến đổi khí hậu

  Từ khóa: Giáo án chuyên đề môn Địa lí 10 cánh diều, Giáo án chuyên đề Biến đổi khí hậu Địa lí 10 cánh diều, KHBD chuyên đề Địa lí 10 cánh diều.



CHUYÊN ĐỀ 1 (10 tiết). BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Trình bày được khái niệm, các biểu hiện của  biến đổi khí hậu.

- Giải thích được nguyên nhân của biến đổi khí hậu.

- Phân tích được các tác động của biến đổi khí hậu và hậu quả trên phạm vi toàn cầu.

- Giải thích được tầm quan trọng và sự cấp bách của ứng phó với biến đổi khí hậu.

- Hệ thống hóa được các nhóm giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu.

2. Năng lực:

* Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ và tự học:

+ Giúp đỡ được các bạn khác vươn lên, tự lực trong học tập thông qua các hoạt động cá nhân/nhóm.

+ Tự khẳng định và bảo vệ quyền, nhu cầu chính đáng: biết khẳng định và bảo vệ quan điểm, nhu cầu tự học, tự tìm hiểu của bản thân.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Xác định mục đích, nội dung, phương tiện và thái độ giao tiếp: biết lựa chọn nội dung giao tiếp phù hợp với hình thức hoạt động cá nhân/cặp/nhóm.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết xác định và làm rõ thông tin từ nguồn thông tin SGK, Atlat, bản đồ,…

* Năng lực đặc thù:

- Nhận thức khoa học địa lí:

+ Phân tích được khái niệm, biểu hiện, nguyên nhân, tác động, hậu quả, tầm quan trọng và sự cấp bách cần phải có các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu.

- Tìm hiểu địa lí: Biết tìm kiếm, chọn lọc và khai thác thông tin văn bản, tranh ảnh,…

- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Tìm kiếm được các thông tin và nguồn số liệu tin cậy về khái niệm, biểu hiện, nguyên nhân, tác động, hậu quả, tầm quan trọng và sự cấp bách cần phải có các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu.

3. Phẩm chất:

- Yêu nước: Yêu đất nước, tự hào về truyền thống xây dựng và bảo vệ đất nước.

- Nhân ái: Có mối quan hệ hài hòa với người khác.

- Chăm chỉ: Có ý thức đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của cá nhân; Những thuận lợi và khó khăn để xây dựng và thực hiện kế hoạch học tập. Có ý chí vượt qua khó khăn để hoàn thành các nhiệm vụ học tập.

- Trung thực trong học tập.

- Trách nhiệm: Tích cực, tự giác, nghiêm túc học tập, rèn luyện, tu dưỡng đạo đức bản thân. Sẵn sàng chịu trách nhiệm về lời nói và hành động của bản thân khi tham gia các hoạt động học tập.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Thiết bị: Máy tính, máy chiếu, smartphone, mạng internet.

2. Học liệu: SGK, tranh ảnh, video, học liệu số.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định:

2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra.

3. Hoạt động học tập:

HOẠT ĐỘNG 1: HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU (KHỞI ĐỘNG)

a) Mục tiêu: HS thu thập, hệ thống hóa các thông tin về biến đổi khí hậu từ các website. Phân tích được tình huống có vấn đề trong học tập về biến đổi khí hậu.

b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK, hoạt động cá nhân: Xem video và vận dụng kiến thức để trình bày hiểu biết về biến đổi khí hậu.

* Video: https://www.youtube.com/watch?v=k10Ir6tpCKw

* Câu hỏi: Nêu những biểu hiện của biến đổi khí hậu có đề cập trong video và cho biết mối liên hệ giữa biến đổi khí hậu và thiên tai?

c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS về biểu hiện của biến đổi khí hậu và mối liên hệ giữa biến đổi khí hậu và thiên tai đề cập trong video.

d) Tổ chức thực hiện:

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV cho HS xem video về biến đổi khí hậu và trả lời câu hỏi.

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 05 phút.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.

Biến đổi khí hậu là vấn đề toàn cầu và đang được cả nhân loại quan tâm. Vậy biến đổi khí hậu là gì? Biến đổi khí hậu có các biểu hiện và nguyên nhân chủ yếu nào? Biến đổi khí hậu có những tác động như thế nào đến môi trường tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, các ngành sản xuất và đời sống con người? Việc ứng phó với biến đổi khí hậu có tầm quan trọng như thế nào và bao gồm những nhóm giải pháp chủ yếu nào?

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 2.1. Tìm hiểu khái niệm của biến đổi khí hậu

a) Mục tiêu: HS trình bày được khái niệm của biến đổi khí hậu.

b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK, hoạt động theo cặp để tìm hiểu khái niệm biến đổi khí hậu.

* Câu hỏi: Đọc thông tin, hãy cho biết thế nào là biến đổi khí hậu?

c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức:

I. KHÁI NIỆM, BIỂU HIỆN CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

1. Khái niệm

- Là sự thay đổi trạng thái của khí hậu so với trung bình nhiều năm, thường là một vài thập kỉ hoặc hàng trăm năm, do các nguyên nhân tự nhiên và tác động của con người.

d) Tổ chức thực hiện:

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu câu hỏi, yêu cầu HS tìm hiểu SGK, kết hợp với hiểu biết của bản thân và trao đổi với bạn bên cạnh để đưa ra câu trả lời.

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

+ Các cặp nghiên cứu nội dung SGK, tài liệu hoàn thành câu hỏi trong 03 phút.

+ GV: quan sát và trợ giúp các cặp.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

+ Các cặp trao đổi chéo kết quả và bổ sung cho nhau

+ Đại diện một số cặp trình bày, các cặp khác bổ sung.

- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.

 

 

Hoạt động 2.2. Tìm hiểu biểu hiện của biến đổi khí hậu

a) Mục tiêu: HS trình bày được biểu hiện của biến đổi khí hậu. Liên hệ thực tiễn ở địa phương.

b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK, hoạt động theo nhóm để tìm hiểu biểu hiện của biến đổi khí hậu.

* Nhóm 1: Đọc thông tin, hãy trình bày về biến đổi của nhiệt độ Trái Đất theo thời gian?

* Nhóm 2: Đọc thông tin, hãy trình bày sự thay đổi lượng mưa trên Trái Đất theo thời gian?

* Nhóm 3: Đọc thông tin, hãy trình bày sự thay đổi của mực nước biển và đại dương trên thế giới?

* Nhóm 4: Đọc thông tin, hãy trình bày sự gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan trên Trái Đất. Ở địa phương em có những hiện tượng thời tiết cực đoan nào?

c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức:

2. Biểu hiện

- Các biểu hiện chính: nhiệt độ Trái Đất tăng, lượng mưa thay đổi, nước biển dâng, gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan.

a. Nhiệt độ Trái Đất tăng

- Từ cuối thế kỉ XIX đến nay: Trái Đất đang ấm dần lên do xu hướng gia tăng nhiệt độ không khí.

- Trong thế kỉ XX:

+ Nhiệt độ trung bình của Trái Đất tăng lên khoảng 0,6oC.

+ Tốc độ tăng nhiệt độ diễn ra nhanh hơn từ giữa thế kỉ XX.

- Trong 40 năm (1980-2020): nhiệt độ Trái Đất liên tục tăng, trung bình khoảng 0,2oC/thập kỉ. Dự báo đến cuối thế kỉ XXI, nhiệt độ có thể tăng thêm từ 1,2o® 2,6oC.

Em có biết: Từ năm 1980 đến nay, nhiệt độ trung bình năm ở nước ta tăng lên 0,62oC. Tốc độ tăng trung bình mỗi thập kỉ khoảng 0,15oC, thấp hơn so với mức tăng trung bình toàn cầu trong cùng thời kì.

b. Lượng mưa thay đổi

- Toàn cầu:

+ Lượng mưa có xu hướng tăng trong giai đoạn 1901-2020.

+ Thể hiện rõ nhất tại các khu vực có vĩ độ trung bình và cao như: châu Âu, châu Mỹ và lục địa Ô-xtrây-li-a,

- Ở các vĩ độ nhiệt đới và cận nhiệt:

+ Lượng mưa có xu hướng giảm.

+ Điển hình: châu Phi, khu vực Nam Á, khu vực Địa Trung Hải, Trung Quốc,…

Em có biết: Nếu toàn bộ lượng băng tuyết trên Trái Đất bị tan chảy, mực nước biển và đại dương toàn cầu sẽ tăng lên hơn 60 m so với hiện nay. Nhiều vùng đất thấp, đặc biệt là các đồng bằng ven biển trên thế giới sẽ bị chìm ngập.

c. Nước biển dâng

- Mực nước biển và đại dương liên tục biến đổi (tăng hoặc giảm) qua các giai đoạn phát triển của Trái Đất, mức độ thay đổi thường rất chậm.

- Khoảng 1000 năm trở lại đây, mực nước biển và đại dương trung bình toàn cầu biến động không quá 0,25 m.

- Hiện nay:

+ Mực nước biển và đại dương trên Trái Đất có xu hướng tăng nhanh.

+ Trong thế kỉ XIX: tăng lên khoảng 15-16 cm (so với năm 1990), trung bình khoảng 1,5-1,6 mm/năm.

+ Từ giữa thế kỉ XX: tốc độ tăng mực nước biển diễn ra nhanh hơn.

- Khoảng 40 năm từ 1980-2020:

+ Mực nước biển và đại dương tăng trung bình trên 3 mm/năm.

+ Dự báo: có thể tăng thêm khoảng 20-30 cm vào cuối thế kỉ XIX.

d. Gia tăng tác hiện tượng thời tiết cực đoan

- Sự gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan: bão, mưa lớn, lũ lụt, nắng nóng, hạn hán, rét đậm, rét hại,… là một trong những biểu hiện rõ rệt của biến đổi khí hậu.

+ Số lượng các trận bão mạnh có xu hướng tăng lên và thất thường về thời gian hoạt động.

+ Lượng mưa diễn ra ngày càng bất thường hơn cả về thời gian, không gian và cường độ. Số ngày mưa lớn và rất lớn tăng lên ở nhiều khu vực trên thế giới trong 70 năm gần đây (1950-2020).

+ Số ngày nắng nóng có xu hướng tăng lên trong 70 năm gần đây (1950-2020) ở nhiều quốc gia và khu vực ở các châu lục, đặc biệt là ở các quốc gia châu Phi, Nam Mỹ, Trung và Tây Á, ven Địa Trung Hải,…

+ Lũ lụt, hạn hán, rét đậm, rét hại xảy ra ngày càng thường xuyên hơn ở nhiều quốc gia trên thế giới.

d) Tổ chức thực hiện:

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV chia lớp thành các nhóm, yêu cầu HS tìm hiểu SGK kết hợp với kiến thức của bản thân và hoạt động theo nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

+ Các nhóm tự phân công nhiệm vụ cho các thành viên.

+ HS làm việc theo nhóm trong khoảng thời gian: 7 phút.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

+ GV yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả.

+ Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau.

- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.

Hoạt động 2.3. Tìm hiểu nguyên nhân của biến đổi khí hậu

a) Mục tiêu: HS trình bày được nguyên nhân của biến đổi khí hậu. Khai thác các biểu đồ, hình ảnh, bảng số liệu thống kê có liên quan đến biến đổi khí hậu.

b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK hoạt động theo nhóm để tìm hiểu nguyên nhân của biến đổi khí hậu.

* Nhóm 1, 3: Đọc thông tin, hãy giải thích nguyên nhân của biến đổi khí hậu.

* Nhóm 2, 4: Đọc thông tin và quan sát hình 1.1, bảng 1,1, hãy trình bày các hoạt động phát thải khí nhà kính chủ yếu và tỉ lệ phát thải khí nhà kính theo lĩnh vực.

...

Link Google Drive tải file đầy đủ, miễn phí

Tải về miễn phí | WORD

Tài liệu được chia sẻ miễn phí tại: https://www.khotailieuonthi247.com/

Previous Post Next Post

Giáo trình đại học-Cao đẳng