Câu hỏi trắc nghiệm địa lí 10 cánh diều - Bài 5. Thạch quyển. Nội lực và tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất có đáp án chi tiết

Khotailieuonthi247.com tổng hợp và chia sẻ miễn phí đến thầy cô và các em học sinh Bộ câu hỏi trắc nghiệm địa lí lớp 10 cánh diều có đáp án chi tiết.

Câu hỏi trắc nghiệm địa lí 10 cánh diều - Bài 5. Thạch quyển. Nội lực và tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất.

Bài 5. Thạch quyển. Nội lực và tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất

Câu 1. Nhận định nào dưới đây đúng với đặc điểm của tầng đá trầm tích?

A.  Là tầng nằm dưới cùng trong lớp vỏ Trái Đất.

B.  Do các vật liệu vụn, nhỏ bị nén chặt tạo thành.

C.  Có độ dày rất lớn, có nơi độ dày đạt tới 50km.

D.  Phân bố thành một lớp liên tục từ tây sang đông.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: B

Tầng đá trầm tích có đặc điểm: là tầng nằm trên cùng trong lớp vỏ Trái Đất, do các vật liệu vụn, nhỏ bị nén chặt tạo thành; phân bố không liên tục khắp bề mặt Trái Đất, có nơi rất mỏng, nơi dày tới 15km.

Câu 2. Các lớp đá bị đứt gãy trong điều kiện vận động kiến tạo theo phương 

A. đứng ở vùng đá cứng.

B.  ngang ở vùng đá mềm.

C.  ngang ở vùng đá cứng.

D.  đứng ở vùng đá mềm.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: C

Tại những khu vực cấu tạo bởi đá cứng, vận động kiến tạo làm các lớp đá của vỏ Trái Đất bị nứt vỡ, hình thành các vết nứt hoặc đứt gãy kéo dài. Hai bên đứt gãy có bộ phận được nâng lên (tạo thành dãy núi, khối núi,...) và có bộ phận hạ thấp (tạo thành thung lũng). Các đứt gãy lớn đã tạo điều kiện để hình thành nhiều thung lũng sông trên bề mặt Trái Đất.

Câu 3. Vỏ Trái Đất và phần trên của lớp Manti được cấu tạo bởi các loại đá khác nhau, còn được gọi là

A. thủy quyển.

B.  sinh quyển.

C.  khí quyển.

D.  thạch quyển.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: D

Vỏ Trái Đất và phần trên của lớp Manti được cấu tạo bởi các loại đá khác nhau, tạo thành lớp vỏ cứng ở ngoài cùng của Trái Đất, gọi chung là thạch quyển. 

Câu 4. Nguồn năng lượng sinh ra nội lực chủ yếu là

A.  năng lượng của bức xạ Mặt Trời.

B.  năng lượng từ các vụ nổ thiên thể.

C. năng lượng ở trong lòng Trái Đất.

D.  năng lượng do con người gây ra.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: C

Nguyên nhân sinh ra nội lực là do sự phân huỷ của các chất phóng xạ, do các phản ứng hoá học tỏa nhiệt, do chuyển động tự quay của Trái Đất, do sự sắp xếp vật chất theo tỉ trọng,...

Câu 5. Sự hoạt động của các dòng đối lưu vật chất nóng chảy trong lòng Trái Đất là nguyên nhân khiến cho

A.  các mảng kiến tạo có thể dịch chuyển được trên lớp nhân.

B.  các mảng kiến tạo có thể dịch chuyển được trên vỏ lục địa.

C.  các mảng kiến tạo có thể dịch chuyển được trên lớp Manti.

D.  các mảng kiến tạo có thể dịch chuyển trượt lên bề mặt nhau.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: C

Cơ chế làm cho các mảng kiến tạo có thể dịch chuyển được trên lớp Manti là sự hoạt động của các dòng đối lưu vật chất nóng chảy trong lòng Trái Đất. 

Câu 6. Địa luỹ thường được sinh ra trong điều kiện các lớp đá

A.  xô lệch.

B.  trồi lên.

C.  sụt xuống.

D.  uốn nếp.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: B

Địa luỹ thường được sinh ra trong điều kiện các lớp đá trồi lên trên, còn địa hào thường được sinh ra trong điều kiện các lớp đá sụt xuống.

Câu 7. Lực phát sinh từ bên trong Trái Đất được gọi là 

A. nội lực.

B.  ngoại lực.

C.  lực hấp dẫn.

D.  lực Côriôlit.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: A

Lực phát sinh từ bên trong Trái Đất được gọi là nội lực.

Câu 8. Tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất không dẫn đến hiện tượng nào sau đây?

A.  Nâng lên, hạ xuống.

B.  Biển tiến và biển thoái.

C.  Bão, lụt và hạn hán.

D.  Uốn nếp hoặc đứt gãy.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: C

Nội lực tác động tới địa hình bề mặt Trái Đất thông qua các vận động kiến tạo như vận động theo phương thẳng đứng (nâng lên hạ xuống, hiện tượng biển tiến và biến thoái) và theo phương nằm ngang (nén ép và tách dãn). Xu hướng chung của nội lực là tạo ra sự gồ ghề, cao thấp, mấp mô của địa hình mặt đất. Hiện tượng bão, lụt, hạn hán,… là do tác động của ngoại lực gây ra.

Câu 9. Theo thứ tự từ dưới lên, các tầng đá ở lớp vỏ Trái Đất lần lượt là

A.  tầng badan, tầng đá trầm tích, tầng granit.

B.  tầng granit, Tầng đá trầm tích, tầng badan.

C.  tầng đá trầm tích, tầng granit, tầng badan.

D.  tầng badan, tầng granit, tầng đá trầm tích.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: D

Theo thứ tự từ dưới lên, các tầng đá ở lớp vỏ Trái Đất lần lượt là: tầng badan, tầng granit, tầng đá trầm tích.

Câu 10. Nhận định nào sau đây không đúng với đặc điểm tầng đá trầm tích?

A.  Phân bố thành một lớp liên tục theo bắc-nam.

B.  Là tầng nằm trên cùng trong lớp vỏ Trái Đất.

C.  Do vật liệu vụn, nhỏ bị nén chặt tạo thành.

D.  Có nơi rất mỏng, nơi dày tới khoảng 15km.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: A

Tầng đá trầm tích có đặc điểm: là tầng nằm trên cùng trong lớp vỏ Trái Đất, do các vật liệu vụn, nhỏ bị nén chặt tạo thành; phân bố không liên tục khắp bề mặt Trái Đất, có nơi rất mỏng, nơi dày tới khoảng 15km => Nhận định: Phân bố thành một lớp liên tục theo bắc-nam là không đúng.

Câu 11. Địa hào thường được sinh ra trong điều kiện các lớp đá

A.  uốn nếp.

B.  xô lệch.

C.  sụt xuống.

D.  trồi lên.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: C

Địa luỹ thường được sinh ra trong điều kiện các lớp đá trồi lên trên, còn địa hào thường được sinh ra trong điều kiện các lớp đá sụt xuống. 

Câu 12. Đặc điểm của vận động theo phương thẳng đứng là

A.  xảy ra rất chậm trên một diện tích nhỏ.

B.  xảy ra rất nhanh trên một diện tích nhỏ.

C.  xảy ra rất chậm trên một diện tích lớn.

D.  xảy ra rất nhanh trên một diện tích lớn.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: C

Đặc điểm của vận động theo phương thẳng đứng là xảy ra rất chậm trên một diện tích lớn, làm cho bộ phận này của lục địa được nâng lên, trong khi bộ phận khác bị hạ xuống, kết quả dẫn tới hiện tượng biển tiến và biến thoái.

Câu 13. Biểu hiện rõ rệt nhất của vận động theo phương thẳng đứng là

A.  sự nâng cao địa hình ở các vùng núi được uốn nếp.

B.  sự mở rộng của các đồng bằng hạ lưu các sông lớn.

C.  các thiên tai ở vùng biển xảy ra thường xuyên hơn.

D.  sự thay đổi mực nước biển, đại dương ở nhiều nơi.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: D

Vận động theo phương thẳng đứng là vận động nâng lên hạ xuống diễn ra trong một khu vực rộng lớn, làm cho bộ phận này của lục địa được nâng lên, trong khi bộ phận khác bị hạ xuống, kết quả dẫn tới hiện tượng biển tiến và biến thoái hay nói cách khác là sự thay đổi mực nước biển, đại dương ở nhiều nơi.

Câu 14. Nguyên nhân của hiện tượng biển tiến, biển thoái là do

A.  tác động của hải lưu chạy ven bờ.

B.  biến đổi khí hậu toàn cầu gây ra.

C.  vận động nâng lên và hạ xuống.

D.  ảnh hưởng của địa hình ven biển.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: C

Vận động theo phương thẳng đứng là vận động nâng lên hạ xuống diễn ra trong một khu vực rộng lớn, làm cho bộ phận này của lục địa được nâng lên, trong khi bộ phận khác bị hạ xuống, kết quả dẫn tới hiện tượng biển tiến và biến thoái.

Câu 15. Hiện tượng đứt gãy không phải là nguyên nhân hình thành dạng địa hình nào sau đây?

A. Thung lũng.

B. Địa hào.

C.  Nếp uốn.

D.  Hẻm vực.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: C

Đứt gãy xảy ra ở những vùng đá cứng làm cho đất đá bị gãy, vỡ rồi bị di chuyển ngược hướng nhau theo phương thẳng đứng hay nằm ngang, tạo thành các hẻm vực, các thung lũng, địa hào, địa luỹ,...

Previous Post Next Post

Giáo trình đại học-Cao đẳng