Giáo án dạy thêm ngữ văn lớp 8 hay nhất, mới nhất

Khotailieuonthi247.com tổng hợp và chia sẻ miễn phí đến thầy cô giáo án dạy thêm ngữ văn lớp 8, đây là tài liệu hay để qúy thầy cô tham khảo chuẩn bị cho việc dạy thêm, phụ đạo cho học sinh môn ngữ văn lớp 8 trong thời gian sắp tới

Tài liệu gồm 198 trang word.


Buổi 1: ÔN TẬP CHỦ ĐỀ: KỈ NIỆM TUỔI THƠ

(TÔI ĐI HỌC, TRONG LÒNG MẸ)

I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

Giúp h/s: Củng cố kiến thức về văn bản “Tôi đi học”- Thanh Tịnh; “Trong lòng mẹ”- Nguyên Hồng.

- HS hiểu và cảm nhận được tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật “tôi” trong buổi tựu trường đầu tiên trong đời qua áng văn hồi tưởng giàu chất thơ của Thanh Tịnh.

- Hiểu được tình cảnh đáng thương và nỗi đau tinh thần của nhân vật bé Hồng đồng thời cảm nhận được tình thương yêu mãnh liệt của em dành cho mẹ mình.

- Hiểu được thể văn hồi ký và đặc sắc của thể văn này qua ngòi bút thấm đượm chất trữ tình của hai nhà văn.

- Rèn kỹ năng thực hành bài văn nghị luận kết hợp yếu tố tự sự và miêu tả.

II. THIẾT BI VÀ HỌC LIỆU:

   1.Giáo viên: Soạn bài, tìm hiểu các tài liệu tham khảo.

   2.Học sinh: ôn tập.

III.  TIẾN TRÌNH  TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG LÊN LỚP:

Hoạt động 1: Khởi động

a.Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS và tạo tình huống để học sinh suy nghĩ học tập và thâm nhập bài mới tốt hơn.

b.Tổ chức thực hiện: Gv yêu cầu h/s thảo luận nhóm bàn

Bước 1.Chuyển giao nhiệm vụ

Gv yêu cầu h/s củng cố kiến thức 2 văn bản Tôi đi học (Thanh Tịnh) , Trong Lòng mẹ (Nguyên Hồng)

-         Nêu những hiểu biết của em về tác giả và tác phẩm?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

H/s thảo luận theo 2 nhóm

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

Bước 4: Kết luận, nhân định

Gv nghe, nhận xét, đánh giá

Sản phẩm dự kiến

Văn bản 1: Tôi đi học

1, Tác giả:

 Thanh Tịnh (1911 - 1988), tên khai sinh là Trần Văn Ninh.

- Quê quán: xóm Gia Lạc, ven sông Hương, ngoại ô thành phố Huế

+ Những sáng tác của Thanh Tịnh toát lên vẻ đằm thắm, tình cảm trong trẻo, êm dịu

2. Tác phẩm

Hoàn cảnh sáng tác:  “Tôi đi học” là truyện ngắn in trong tập Quê mẹ, xuất bản năm 1941

Văn bản 2: Trong lòng mẹ

1, Tác giả:

- Nguyên Hồng (1918- 1982), tên khai sinh là Nguyễn Nguyên Hồng

- Quê quán: Nam Định

- Phong cách sáng tác: Ông được mệnh danh là nhà văn của những người cùng khổ

2. Tác phẩm: - Trong lòng mẹ là chương thứ IV của tác phẩm Những ngày thơ ấu (gồm 9 chương), tập hồi kí về tuổi thơ ít niềm vui, nhiều cay đắng của tác giả.

GV chốt, bổ sung văn bản 1.

1. Tác giả.

- Thanh Tịnh (1911- 1988) Tên khai sinh là Trần Văn Ninh. Trước năm 1946 ông vừa dạy học, vừa làm thơ. Ông có mặt ở trên nhiều lĩnh vực: Thơ, truyện dài, ca dao, bút ký... nhưng thành công hơn cả là truyện ngắn.

- Truyện ngắn của ông trong trẻo mà êm dịu. Văn của ông nhẹ nhàng mà thấm sâu, mang dư vị man mác buồn thương, vừa ngọt ngào, vừa quyến luyến

- Ông để lại sự nghiệp đáng quý.

+ Về thơ: Hận chiến trường, sức mồ hôi, đi giữa mùa sen. ..

+ Truyện: Ngậm ngải tìm trầm, Xuân và Sinh...

2. Tác phẩm: Tôi đi học in trong tập truyện ngắn Quê mẹ (1941) thuộc thể loại hồi ký ghi lại những kỷ niệm đẹp của tuổi thơ trong buổi tựu trường.

* Nội dung chính: Bằng giọng văn giàu chất thơ, chất nhạc, ngôn ngữ tinh tế và sinh động, tác giả đã diễn tả những kỉ niệm của buổi tựu trường đầu tiên. Đó là tâm trạng bỡ ngỡ mà thiêng liêng, mới mẻ mà sâu sắc của nhân vật “tôi” trong ngày đầu tiên đi học.

* Kết cấu: Truyện được kết cấu theo dòng hồi tưởng của nhân vật “tôi”. Dòng hồi tưởng được khơi gợi hết sức tự nhiên bằng một khung cảnh mùa thu hiện tại và từ đó nhớ lại lần lượt từng không gian, thời gian, từng con người, cảnh vật với những cảm giác cụ thể trong quá khứ.

Văn bản 2.

1. Tác giả

- Nguyên Hồng ( 1918 – 1982 ) tên đầy đủ là Nguyễn Nguyên Hồng, quê ở Nam Định, nhưng trước cách mạng, ông sống chủ yếu trong một xóm lao động nghèo ở Hải Phòng.

- Thời thơ ấu với cuộc sống cay đắng, vất vả đã ảnh hưởng lớn đến sáng tác của ông. Ngay từ tác phẩm đầu tay, ông đã viết về những người lao động nghèo khổ gần gũi một cách chân thực và xúc động với một tình yêu thương thắm thiết.

- Sau cách mạng tháng Tám 1945, nhà văn đi theo cách mạng và tiếp tục sáng tác cho đến cuối đời.

- Ông đã để lại một sự nghiệp sáng tạo đồ sộ, có giá trị, với nhiều tác phẩm nổi bật như: Bỉ vỏ ( tiểu thuyết, 1938), Những ngày thơ ấu (hồi kí, 1938), Trời xanh ( tập thơ, 1960), Cửa biển ( bộ tiểu thuyết gồm 4 tập, 1961 – 1976), Núi rừng Yên Thế ( bộ tiểu thuyết đang viết dở ),...

2. Hồi kí “Những ngày thơ ấu”.

- Hồi kí là một thể văn được dùng để ghi lại những chuyện có thật đã xảy ra trong cuộc đời một con người cụ thể, thường là của chính người viết. Hồi kí thường được những người nổi tiếng viết vào những năm tháng cuối đời.

- “Những ngày thơ ấu” là một tập hồi kí gồm 9 chương viết về tuổi thơ cay đắng của chính Nguyên Hồng, được đăng báo năm 1938 và xuất bản lần đầu năm 1940.

3. Đoạn trích “Trong lòng mẹ”.

a. Khái quát:

* Xuất xứ: Đoạn trích thuộc chương IV của tập hồi kí “Những ngày thơ ấu”.

* Nội dung chính: Kể lại quãng đời tuổi thơ cay đắng của bé Hồng khi phải sống với bà cô cay nghiệt, nhưng dù trong cảnh ngộ xa mẹ, cậu bé ấy vẫn có được sự tỉnh táo để hiểu mẹ, yêu thương mẹ vô bờ và có một niềm khao khát cháy bỏng được sống trong tình mẹ.

* Kết cấu: Truyện được kết cấu theo diễn biến tâm lí nhân vật. Cụ thể:

- Những suy nghĩ của bé Hồng trong cuộc trò chuyện với bà cô.

- Cảm xúc của bé Hồng khi gặp mẹ và được ngồi trong lòng mẹ.

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức

a.     Mục tiêu: Giúp h/s tóm tắt,  củng cố nội dung, nghệ thuật của 2 văn bản : Tôi đi học và Trong lòng mẹ

b.     Tổ chức thực hiện

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ (yêu cầu thảo luận cặp đôi)

- H/s tóm tắt văn bản

- Nêu nghệ thuật và nội dung của văn bản Tôi đi học và Trong lòng mẹ

    Bước 2Thực hiện nhiệm vụ

- H/s vận dụng kiến thức đã học khái quát lại, trả lời

    Bước 3: Báo cáo, thảo luận

    Bước 4: Kết luận, nhận định

    H/s trả lời, gv nhận xét, đánh giá, chốt

                        Sản phẩm dự kiến

I.Kiến thức cần nhớ của 2 văn bản

 Văn bản 1: Tôi đi học

 1 Tóm tắt:

   Hằng năm cứ vào cuối thu, khung cảnh thiên nhiên lại làm cho tác giả nhớ đến những kỉ niệm về ngày đầu tiên đi học. Nhân vật tôi được mẹ đưa đến trường trong lòng tràn ngập cảm giác mới lạ: Hôm nay tôi đi. Cậu tự nhiên thấy muốn tự mình cầm bút thước, thấy những trò quậy phá rong ruổi với đám bạn đã xa tít tắt. Khi tới trường, quan sát những học sinh cậu thấy họ như những con chim non còn bỡ ngỡ trong những cử chỉ hành động gần như trở nên thừa thãi. Khi thầy Đốc trường Mĩ Lí điểm danh cho học sinh xếp hàng vào lớp, ai cũng hồi hộp, lo âu, không biết phải làm gì nhưng sau câu nói của thầy mọi chuyện đều ổn. Lớp học bắt đầu với dòng chữ đầu tiên thầy viết lên bảng đó là bài tập viết: Tôi đi học!

2. Giá trị nghệ thuật:

+ Bố cục theo dòng hồi tưởng cảm nghĩ của nhân vật tôi theo trình tự thời gian buổi tựu trường.

+ Dòng cảm xúc của nhân vật đan xen yếu tố tự sự, miêu tả và biểu cảm.

+Nghệ thuật so sánh tạo hiệu quả diễn đạt cao, kết hợp các từ láy, tính từ,. động từ giàu hình ảnh và sinh động.

+ Ngôn ngữ hình ảnh trong sáng, giàu chất thơ, nhẹ nhàng phù hợp với tâm trạng ngây thơ, rụt rè của những đứa trẻ trong buổi tựu trường đầu tiên.

3. Giá trị nội dung: Truyện kể về những kỉ niệm trong sáng, hồn nhiên của buổi tựu trường đầu tiên qua sự hồi tưởng của nhân vật tôi

Văn bản 2: Trong lòng mẹ (Nguyên Hồng)

1. Tóm tắt

Bé Hồng sinh ra là kết quả của cuộc hôn nhân miễn cưỡng giữa người bố nghiện ngập và người mẹ trẻ trung luôn khao khát có được tình yêu thương nhưng đành ngậm ngùi chôn vùi tuổi xuân bên người chồng nghiện ngập. Khi bố Hồng mất, người mẹ bỏ hai anh em Hồng lại để đi tha hương cầu thực, anh em Hồng luôn sông trong sự ghẻ lạnh của nhà nội. Nhất là bà cô, luôn gieo rắc vào đầu Hồng những rắp tâm tanh bẩn để Hồng ghét bỏ mẹ của mình. Nhưng Hồng không những không ghét mẹ mà còn thông cảm và yêu mẹ nhiều hơn, em căm thù những hủ tục đã đày đọa mẹ mình. Chiều hôm đó khi vừa tán học, em thoáng thấy bóng dáng mẹ, em liền gọi theo với hi vọng và giọng bối rối. Khi mẹ em quay đầu lại, Hồng sà vào lòng mẹ, trong lòng mẹ, Hồng chẳng còn mảy may đến những lời nói thâm độc của bà cô mà chỉ cảm nhận được tình mẫu tử thiêng liêng, chan chứa.

2. Giá trị nghệ thuật:

- Lời văn nhẹ nhàng, tình cảm, giàu hình ảnh và chan chứa cảm xúc

- Mạch truyện, mạch cảm xúc tự nhiên, chân thực

- Kết hợp lời văn kể chuyện với miêu tả, biểu cảm

- Khắc họa thành công hình tượng nhân vật bé Hồng thông qua lời nói, hành động, tâm trạng sinh động chân thật.

3. Giá trị nội dung:  Đoạn văn “Trong lòng mẹ” trích hồi kí “Những ngày thơ ấu” của Nguyên Hồng đã kể lại một cách chân thực và cảm động những cay đắng và tủi cực cùng tình yêu thương cháy bỏng của nhà văn thời thơ ấu đối với người mẹ bất hạnh, đáng thương của mình

Hoạt động 3 : Luyện tập

a) Mục tiêu: Hs hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được; rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến thức mới để giải quyết các tình huống/vấn đề trong học tập.

b) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV đặt câu hỏi : GV y/c HS luyện đề đọc hiểu

- G tổ chức cho H luyện đề đọc hiểu

 Phiếu học tập số 1(Đề 1) :

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

 "Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỷ niệm mơn man của buổi tựu trường.

Tôi không thể nào quên được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.

Những ý tưởng ấy tôi chưa lần nào ghi lên giấy, vì hồi ấy tôi không biết ghi và ngày nay tôi không nhớ hết. Nhưng mỗi lần thấy mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đến trường, lòng tôi lại tưng bừng rộn rã.

Buổi sáng mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh. Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên tôi thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: Hôm nay tôi đi học.

                                                       ( Trích Ngữ văn 8- Tập 1)

Câu 1: Đoạn trích trên được trích trong văn bản nào? Của ai?

Câu 2: Văn bản mà em vừa kể trên thuộc thể loại gì? Bằng một câu văn, hãy nêu nội dung cơ bản của văn bản đó.

Câu 3: Chỉ ra những phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn văn.

Câu 4: Trong câu văn mở đầu, tâm trạng của nhân vật “tôi” được thể hiện qua từ ngữ nào?

Câu 5: Tìm và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn sau: “Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng”.

Câu 6: Tìm các từ thuộc một trường từ vựng và đặt tên cho trường từ vựng ấy?

Câu 7: Kể tên một văn bản mà em đã học trong chương trình Ngữ văn 8 cùng thể loại. Nêu tên tác giả.

Câu 8: Viết đoạn văn cảm nhận về hình ảnh so sánh có trong đoạn trích.

Phiếu học tập số 2 (Đề 2)

Đọc  đoạn văn sau và  trả lời câu hỏi:

Xe chạy chầm chậm... Mẹ tôi cầm nón vẫy tay tôi, vài giây sau, tôi đuổi kịp. Tôi thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, và khi trèo lên xe, tôi ríu cả chân lại. Mẹ vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi, thì tôi òa lên khóc rồi cứ thế nức nở. Mẹ tôi cũng sụt sùi theo:

- Con nín đi! Mợ đã về với con rồi mà.”

Câu 1:  Đoạn văn trên trích trong văn bản nào ? Của ai? Đoạn văn kể về việc gì?

Câu 2:  Chỉ ra các từ tượng hình, tượng thanh trong đoạn văn trên và nêu tác dụng của việc sử dụng các từ đó trong đoạn văn?

Câu 3:  Chỉ ra biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn trích và nêu tác dụng?

Câu 4:  Xác định chủ ngữ và vị ngữ trong câu văn:  “ Con nín đi! Mợ đã về với con rồi mà” ?

Câu 5: Cảm nhận về nhân vật  “tôi” trong đoạn trích trên bằng một đoạn văn ngắn từ 5-7 câu trong đó có dùng một từ láy?

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS trả lời các câu hỏi đọc hiểu.

- GV lắng nghe

Bước 3. Báo cáo thảo luận

- Báo cáo kết quả

- HS khác nhận xét về cách đọc hiểu của các bạn

Bước 4: Kết luận, nhận định

-Giáo viên nhận xét, cho điểm

- GV chốt , h/s chữa bài

                         Sản phẩm dự kiến

III.Luyện tập

Phiếu học tập số 1

Gợi ý:

Câu 1: Những câu văn trên được trích trong văn bản “ Tôi đi học” của tác giả Thanh Tịnh.

Câu 2: Văn bản mà em vừa kể trên thuộc thể loại Truyện ngắn trữ tình.(đậm chất hồi kí)

Nêu nội dung cơ bản : Những hồi ức của tác giả về những kỉ niệm trong sáng của ngày tựu trường.

Câu 3: Phương thức biểu đạt: Tự sự, miêu tả, biểu cảm

Câu 4: Trong câu văn mở đầu, tâm trạng của nhân vật “tôi” được thể hiện qua từ “ nao nức”.

Câu 5:

- BPTT So sánh " những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng"-> Hình ảnh “ mấy cành hoa tươi tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng" là hình ảnh  thiên nhiên tươi sáng, đẹp đẽ và tinh khôi. Những cảm giác của buổi tựu trường đầu tiên được tác giả so sánh với những hình ảnh đó nhằm diễn tả những cảm xúc, những rung động tự nhiên thật đẹp đẽ, thật đáng yêu, đáng trân trọng và mãi tươi mới, vẹn nguyên trong buổi tựu trường đầu tiên.

-  BPTT nhân hóa : cành hoa tươi mỉm cười-> diễn tả niềm vui, niềm hân hoan của nhân vật “tôi”.

Câu 6: Trường từ vựng: sương, gió, đám mây, bầu trời-> Tên trường từ vựng “ thien nhiên”.

Câu 7: Văn bản “ Lão Hạc” của tác giả Nam Cao.

Câu 8:

*Câu mở đoạn: Nêu vấn đề

 Đoạn trích trên trích trong văn bản “Tôi đi học” của tác giả Thanh Tịnh đã rất thành công trong việc sử dụng hình ảnh so sánh “ Tôi không thể nào quên được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.”

* Các câu thân đoạn:

- Hình ảnh so sánh “ cành hoa tươi” biểu trưng cho cái đẹp, cái tinh hoa, tinh túy, cái đáng yêu, đáng nâng niu của tạo hóa ban cho con người. Dùng hình ảnh “ cành hoa tươi” tác giả nhằm diễn tả những cảm giác, những rung động trong buổi đầu tiên đi học thật đẹp đẽ, đáng yêu vô cùng.

- Vẻ đẹp ấy không chỉ sống mãi trong tiềm thức, kí ức mà luôn tươi mới vẹn nguyên.

- Phép nhân hóa “ mỉm cười” diễn tả niềm vui, niềm hạnh phúc tràn ngập và cả một tương lai đẹp đẽ đang chờ ở phía trước.

 - Rõ ràng những cảm giác, cảm nhận đầu tiên ấy sống mãi trong lòng «  tôi » với bao hy vọng về tương lai.

* Câu kết đoạn : Khẳng định lại vấn đề : Chỉ bằng một đoạn văn ngắn đó đã làm cho ta cảm nhận được tấm lòng mãi mãi biết ơn, yêu quý thầy cô, mái trường, bè bạn của nhà văn Thanh Tịnh, cách diễn tả ấy thật hay, thật đặc sắc và giàu chất thơ.

Phiếu học tập số 2(Đề 2)

Gợi ý:

Câu 1:  - Đoạn văn trên trích từ văn bản" Trong lòng mẹ"-( Trích  hồi kí " nhưng ngày thơ ấu" của Nguyên Hồng )

- Đoạn văn kể về cảm xúc của bé Hồng khi bất ngờ gặp mẹ.

Câu 2: 

- Từ tượng hình: Chầm chậm.

-                     Từ tượng thanh: Hồng hộc, nức nở, sụt sùi.

-                     Tác dụng: Đoạn văn cho ta thấy được sự xúc động và cảm giác hạnh phúc của hai mẹ con bé Hồng khi gặp lại nhau sau thời gian xa cách.

Câu 3:  Biện pháp liệt kê được sử dụng trong câu “ Tôi thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, và khi trèo lên xe, tôi ríu cả chân lại.” là biện pháp liệt kê, thể hiện mong mỏi, khát khao gặp mẹ và niềm hạnh phúc khi được gặp mẹ của chú bé Hồng.

Câu 4: “ Con/ nín đi! Mợ /đã về với con rồi mà” ?

 Câu 5: 

- Về hình thức : Một đoạn văn có dung lựơng giới hạn, có dùng môt từ láy.

- Về nội dung: Cảm nhận về cảm xúc của bé Hồng khi gặp mẹ.

 * Câu mở đoạn: giới thiệu tác giả, văn bản, đoạn trích, nội dung cả đoạn trích.

- Tham khảo câu mở đoạn: Đọan trích trên trích trong văn bản “ trong lòng mẹ “ "- Trích hồi kí " những ngày thơ ấu" của tác giả Nguyên Hồng đã rất thành công trong việc thể hiện cảm xúc của Bé Hồng khi bất ngờ gặp mẹ.

*Thân đoạn( khoảng 3- 5 câu): Cảm xúc của bé Hồng được thể hiện:

 - Như một cảnh dào dạt niềm vui, xe chạy chầm chầm, hành động vội vã cuống quýt đuổi theo xe mẹ, thở hồng hộc, ríu ca chân lại, òa khóc nức nở...nhịp văn nhanh, gấp mừng vui, hờn tủi và vẫn rất trẻ con nũng nịu, nhỏ bé trước tình mẹ bao la.

- Đây là những giọt nước mắt bị dồn nén bấy lâu nay, là những giọt nước mắt hạnh phúc.

+ Những cảm nhận sâu sắc, tinh tế, niềm khao khát tình mẹ:  Khi “thoáng thấy một bóng người ngồi trên xe kéo”, chú bé đã gọi bối rối, thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, ríu cả chân lại. Hàng loạt động từ đã cho thấy khao khát gặp mẹ mãnh liệt của Hồng.

* Kết đoạn( 1 câu): Có thể nói, với cách sử dụng từ láy, biện pháp nghệ thuật liệt kê, đoạn trích đã diễn tra một cách cảm động và chân thực cảm xúc của bé Hồng khi mới gặp mẹ.

**Từ láy : “ nũng nịu”,  “ hồng hộc”

Hoạt động 4: Vận dụng

a) Mục tiêu: HS phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học.

b) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu :

Bài tập 1.Cho câu chủ đề sau: “ Học tập là chìa khóa mở ra tương lai tươi sáng”. Hãy viết một đoạn văn theo cách diễn dịch( 6-8 câu) sau đó biến đổi đoạn văn thành đoạn văn qui nạp.

Bài tập 2 : Qua học tập đoạn trích Trong lòng mẹ (Nguyên Hồng).Viết đoạn văn suy nghĩ của em về tình mẫu tử khoảng 10- 15 câu?

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS làm việc cá nhân, trình bày

- GV lắng nghe

Bước 3. Báo cáo thảo luận

- GV gọi h/s trình bày

- Các h/s  khác nhận xét bổ sung

Bước 4: Kết luận, nhận định

- HS nhận xét

- GV chốt động viên khuyến khích bằng lời khen.

            Sản phẩm dự kiến

Bài tập 1 :

- Về hình thức: Dung lượng từ 6-8 câu, viết theo kiểu diễn dịch, sau đó biến đổi thành kiểu đoạn văn quy nạp.

- Về nội dung: Làm rõ câu chủ đề đã cho: “Học tập là chìa khóa mở ra tương lai tươi sáng”. Cụ thể như sau:

* Câu mở đoạn ( câu chủ đề): Học tập là chìa khóa mở ra tương lai tươi sáng.(1)

* Các câu thân đoạn:

- Học tập giúp chúng ta giàu có về mặt tri thức cả về tự nhiên và xã hội.(2)

- Nó giúp ta tích tụ được nhiều kiến thức trong quá trình học tập.(3)

-  Học tập giúp chúng ta biết sống, biết yêu thương, chia sẻ, giúp đỡ mọi người.(4)

- Học tập giúp chúng ta trưởng thành hơn về mặt nhân cách.(5)

- Học tập giúp chúng ta biết tuân thủ đúng luật, giúp chúng ta rèn luyện đạo đức tốt đẹp(6)

* Câu kết đoạn: Vì vậy, để có tương lai tươi sáng, tốt đẹp hơn, điều quan trọng bay giờ là chúng ta phải học tập.(7)

Bài tập 2: * Mở đoạn: Giới thiệu vấn đề nghị luận.

Tham khảo câu mở đoạn: Tình mẫu tử là một trong những tình cảm rất đỗi thiêng liêng của mỗi người.

* Thân đoạn: ( từ 10-12 câu)

a) Giải thích: Tình mẫu tử là tình cảm yêu thương, gắn bó giữa mẹ và con.

b) Bàn luận

+ Biểu hiện của tình mẫu tử:

- Mẹ yêu thương, che chở, hi sinh tất cả vì con.

- Con kính trọng, yêu thương, biết ơn mẹ.

( Lấy dẫn chứng trong văn học và thực tế làm dẫn chứng)

+ Sức mạnh của tình mẫu tử.

- Là tình cảm thiêng lieng, cao quý, giúp hình thành nhân cách cho con, dạy con biết yêu thương, sống có lòng biết ơn.

- Là nguồn sức mạnh tinh thần vô giá tiếp sức cho cả mẹ và con trên đường đời để có thể vượt qua nhiều trở ngại, khó khăn.

- Là niềm an ủi, vỗ về, chở che, bao dung khi con vấp ngã hay mắc sai lầm.

c)Đánh giá, mở rộng vấn đề.

- Đánh giá: Tình mẫu tử là tình cảm tự  nhiên, thiêng liêng và bất diệt.

- Mở rộng vấn đề

+ Phê phán những kẻ không biết trân trọng tình cảm này.

+ Cảm thông với những người bất hạnh không được sống trong tình mẫu tử.

d) Bài học

- Chúng ta cần giữ gìn và trân trọng tình cảm thiêng liêng này.

- Làm một người con hiếu thảo, học tập và rèn luyện, trở thành người có ích, để báo đáp công ơn của mẹ.

- Liên hệ bản thân

* Kết đoạn: Khẳng định lại vấn đề

Có thể nói, tình mẫu tử là điểm tựa vững chắc trong cuộc đời mỗi con người.

- Gv tổng kết, củng cố lại bài học.

- Dặn dò: Bài tập về nhà.

Viết bài văn ngắn (không quá 40 dòng) làm sáng tỏ niềm khao khát tình mẹ và cảm giác vui sướng cực điểm của nhân vật bé Hồng ở trong lòng mẹ qua đoạn trích “Trong lòng mẹ” của Nguyên Hồng (SGK Ngữ văn 8, tập 1)

- Hình thức: Viết đúng hình thức đoạn văn theo yêu cầu. Đảm bảo độ dài đoạn văn theo yêu cầu. Lập luận chặt chẽ. Văn phong trong sáng, giàu cảm xúc, linh hoạt, sáng tạo.

- Nội dung:

 + Những cảm nhận sâu sắc, tinh tế, Niềm khao khát tình mẹ: Khi “thoáng thấy một bóng người ngồi trên xe kéo”, chú bé đã: gọi bối rối, thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, ríu cả chân lại. Hàng loạt động từ đã cho thấy khao khát gặp mẹ mãnh liệt của Hồng. Nhưng do cuộc gặp gỡ quá sung sướng, bất ngờ nên Hồng nghĩ “mình đã lầm”. Nếu người quay lại đó không phải thì thật là một điều tủi cực, thất vọng lớn cho Hồng. “không khác nào người bộ hành sắp gục ngã giữa sa mạc mênh mông bắt gặp ảo ảnh của bóng râm và dòng suối...” Từ đây ta thấy được tâm trạng hồi hộp, niềm khát khao cháy bỏng mong được gặp mẹ của Hồng

- Cảm giác vui sướng cực điểm của nhân vật bé Hồng ở trong lòng mẹ: Khi biết đó chính là mẹ, cậu bé òa khóc nức nở. Đây là những giọt nước mắt bị dồn nén bấy lâu nay, là những giọt nước mắt hạnh phúc.  Cậu nằm trong lòng mẹ và cảm nhận hơi ấm từ mẹ sang mình.

- Cảm nhận của Hồng thật gần gũi, thân quen lại vừa có gì đó mới mẻ, lạ lẫm: “vạt áo nâu”, “gương mặt tươi sáng với đôi mắt trong” vẫn thật ấm áp, quen thuộc. Nhưng từ hơi quần áo đến hơi thở của mẹ đều “thơm tho lạ thường”. Những cảm giác của tình mẫu tử bao lâu nay mất đi thì bỗng lại mơn man khắp da thịt: “để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm, và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng”. Lúc này chỉ còn tình mẹ con, tình mẫu tử thiêng liêng tồn tại còn bao nhiêu lời nói, ý nghĩ cay độc của bà cô đều tan biến hết thảy.

-Chuẩn bị buổi 2: Ôn tập tính thống nhất về chủ đề trong văn bản; bố cục của văn bản

...

Quý thầy cô tải file word đầy đủ theo link phía dưới.

Link Google Drive tải file đầy đủ, miễn phí

Previous Post Next Post

Giáo trình đại học-Cao đẳng