Đối với giáo viên, ngoài công tác giảng dạy họ luôn được kèm theo công tác chủ nhiệm. Đó là công việc khó khăn, dễ chán nản và mệt mỏi. Nhưng một khi đã chọn nghề này thì chúng ta phải xác định rõ: Nghề dạy học là một nghề cao quý. Người giáo viên khi đã chọn nghề giáo là đã thể hiện lòng yêu nghề. Người dạy học là kỹ sư xây đắp tâm hồn và mục tiêu quan trọng là đào tạo ra những lớp học sinh giỏi, những mầm non tương lai của đất nước. Trong giảng dạy giáo viên luôn băn khoăn dạy như thế nào cho thật sự có hiệu quả? Trong công tác chủ nhiệm đó cũng là điều băn khoăn, trăn trở của mỗi giáo viên. Một tiết dạy bình thường trên lớp cần phải chuẩn bị kỹ lưỡng mới có thể dạy tốt và mang lại hiệu quả cao. Vậy công tác chủ nhiệm cũng cần đầu tư công phu.
Tuy nhiên bản thân tôi nhận thấy giáo viên còn chưa mặn mà cho việc đầu tư vào công tác này. Làm công tác chủ nhiệm, người giáo viên ngoài việc làm theo các quy định mà Bộ, trường đặt ra thì hầu hết ít có giáo viên “tâm huyết” với công việc này. Giáo viên phải cần phải tự hào nhận thấy nhiệm vụ quan trọng mà nhà trường và nhân dân giao phó. Giáo viên bộ môn chỉ cần nắm bắt học sinh học môn mình phụ trách có tốt không là đủ, nhưng chủ nhiệm phải nắm được học lực của các em ở tất cả các môn học, tính cách, tâm tư, nguyện vọng của các em. Hằng ngày các em đến trường sự việc diễn ra như thế nào…? Hoàn tất các loại hồ sơ, sổ sách…liên hệ với phụ huynh…Đó là những việc vô cùng căng thẳng mà người chủ nhiệm phải làm.
Công tác là một nhiệm vụ rất quan trọng, lớn lao, khó khăn nhưng rất đỗi vinh dự. Vì sao? Vì từ sự điều hành của mình, học sinh sẽ phát triển một phần nhân cách. Sự chuẩn mực của người giáo viên được học sinh học theo. Giáo viên chủ nhiệm chính là chỗ dựa cho các em. Phụ huynh hoàn toàn tin cậy vào người chủ nhiệm khi con họ đến trường.
Với nhiệt tình và tâm huyết người chủ nhiệm ngoài việc học tập hãy giúp các em tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, để trở thành người công dân có ích cho xã hội. Học sinh vào đầu năm học thường náo nức muốn biết giáo viên chủ nhiệm năm này là ai? Bản thân giáo viên cũng nôn nao muốn biết mình sẽ chủ nhiệm lớp nào, có ngoan và học sinh khá giỏi có nhiều không? Nếu gặp những lớp có “tiếng tăm” giáo viên sẽ “thở dài ngao ngán”.
Khi nhận lớp chủ nhiệm, giáo viên phải tìm hiểu kĩ ở nhiều nguồn khác nhau: những giáo viên bộ môn đã dạy ở lớp đó, giáo viên chủ nhiệm cũ, quản sinh…để nắm bắt tình hình của lớp. Gặp lớp trưởng tìm hiểu, trao đổi về các thành viên trong lớp. Bước này sẽ giúp giáo viên không bỡ ngỡ khi tiếp cận với các em. Đó là bước đầu thuận lợi mà chính mình phải chủ động.
Link tải sáng kiến: Tải xuống
Quý thầy cô xem thêm skkn chủ nhiệm THPT (SKKN chủ nhiệm lớp 10 - 11- 12) tại đây.
Tags:
skkn chủ nhiệm lớp 10
skkn chủ nhiệm lớp 11
skkn chủ nhiệm lớp 12
skkn chủ nhiệm thpt
skkn thpt